Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thu hút sự quan tâm của cả thế giới.

Sau đây chúng ta sẽ cùng khám phá những điều thú vị về đất nước Mặt trời mọc để thêm yêu nước Nhật nhé!

1. Tên gọi Nhật Bản có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì loài hoa này nở rộ trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, hay "đất nước hoa cúc" vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. 
Hay Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang - một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.
2. Hơn 70% diện tích Nhật Bản bao gồm các ngọn núi, trong đó có 200 ngọn núi lửa và gồm hơn 6.800 hòn đảo.
 
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.
3. Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo.
Sushi-nét văn hóa ầm thực đặc trưng tại Nhật Bản

 
Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc (Fugu sashi). Phần bắp và bụng được coi là khá an toàn, nhưng phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những chất độc. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của món Fugu này. Thế nhưng đây được coi là đặc sản của Nhật Bản. Ở trung tâm Tokyo có rất nhiều nhà hàng chế biến món này. Thực khách sẽ tấm tắc khen ngon nếu họ còn sống sau khi ăn món này. 
Hay món thịt ngựa sống cũng khá phổ biến ở Nhật Bản. Họ cắt lát mỏng và ăn sống, nó được gọi là basashi. 
Loại Dưa vàng của Nhật có thể được bán với giá trên 31.473 yên (khoảng 8,1 triệu VNĐ).
Dưa vàng- đặc sản của Nhật
 
4. Người Nhật rất coi trọng giao tiếp. Họ thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ sự kính trọng.
Chào hỏi trong giao tiếp tại Nhật Bản

 
Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó.
5. Phong tục của Nhật rất đa dạng, một số đàn ông ở Nhật Bản cạo đầu của họ như một hình thức của lời xin lỗi.
Phong tục tại Nhật rất đa dạng

 
Hay về cách thức khi bạn đặt chân vào nhà của một người Nhật, bạn cần phân biệt khi nào thì đi dép khi nào là giày. Tại lối vào một ngôi nhà ở Nhật, sàn nhà thường sẽ được nâng lên khoảng 6 inch (15,24 cm) cho biết bạn được phép đi giày của bạn vào. Nếu nhà có một phòng chiếu tatami, sàn của nó có thể được nâng lên 1-2 inch (2,54 - 5,08 cm) cho thấy bạn cần bỏ giày bên ngoài và đi dép của chủ nhà.
6. Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản gần như 100%. Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh Đại học, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường Đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ít hơn 4%.
Học chữ tại Nhật
 
7. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa số robot cho công nghiệp sản xuất của thế giới. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Nhật bản dẫn đầu trong ngành robot

 
Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm Mặt Trăng vào năm 2030.
8. Nhật Bản đã cống hiến 15 giải thưởng Nobel (trong hóa học, y học và vật lý), 3 Huy chương Fields và một đoạt giải thưởng Gauss. 
9. Về luật pháp, hệ thống tòa án Nhật Bản có một tỷ lệ kết án cao là 99%! Nhà tù Nhật Bản hoạt động mức trung bình với mức công suất 117%.
Nhật Bản được biết đến với loài hoa anh đào nổi tiếng thế giới. Cũng có người biết đến đất nước này bởi cái tên "Đất nước mặt trời mọc". Và cũng có người biết đến đất nước này với biểu tượng núi Phú Sĩ như một biểu tượng thiêng liêng mang linh hồn và văn hóa của dân tộc này.
Núi Phú Sĩ là ngọn lửa cao nhất Nhật Bản cao 3776m với hình chóp nón trông rất hùng vĩ.  Núi Fuji gọi theo âm Hán Việt là núi Phú Sĩ, thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Người ta nói rằng, tên ngọn núi này bắt nguồn từ động từ "thổi bật ra" (fuchi) trong ngôn ngữ của người Ainu. Núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 18. Lần phun trào gần nhất suốt 300 năm qua  đó là vào năm 1707. 
Diện tích của núi vào khoảng 90.76km2, lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sĩ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại.
Nhiều người biết đến Nhật Bản bởi loài hoa Anh đào nổi tiếng thế giới. Cũng có người biết đến đất nước này bởi cái tên "Đất nước mặt trời mọc". Nhưng hiếm ai không biết tới núi Phú Sĩ như một biểu tượng thiêng liêng mang linh hồn và văn hóa của dân tộc này.
Núi Fuji gọi theo âm Hán Việt là núi Phú Sĩ, thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Phú Sĩ là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m) với hình chóp nón trông rất hùng vĩ. Người ta nói rằng, tên của ngọn núi này bắt nguồn từ động từ thổi bật ra" (fuchi) trong ngôn ngữ của người Ainu. Núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 18. Cho đến nay gần 300 năm đã trôi qua kể từ lần phun trào gần nhất của nó vào năm 1707. Tro bụi, dung nham tung lên hàng trăm km, che phủ cả Tokyo, đồng thời tạo cho ngọn núi này cái đỉnh chóp tuyệt vời như ngày nay. Diện tích của núi vào khoảng 90.76km2.
Lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sĩ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại.
Núi Phú sĩ-biểu tượng của Nhật Bản

Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành "ngọn núi thiêng", "ngọn núi thần" che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn: thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu. Có nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những ngưòi nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ nhì là chim ưng,thứ ba là cà tím. Nhiều người sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này gọi là Fuiiko. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng được làm một lần trong đời. Những người leo núi thường bắt đầu cuộc hành trình từ buổi chiều, xuyên qua đêm để rồi sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc ở trên núi. Từng đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm, ánh đèn pin rực rỡ tiến thẳng lên đỉnh núi, tưởng chừng như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình.
Núi Phú sĩ-biểu tượng của đất nước Nhật

Lên đỉnh có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. "Nhật Bản không có núi Phú Sĩ, tựa như nước Mỹ không có "Nữ Thần Tự Do"-người Nhật Bản nói trong niềm tự hào, phấn khởi.


Núi Phú sĩ-biểu tượng của đất nước Nhật

Ngày nay, khí hậu quanh vùng núi rất ổn định. 5 cái hồ lớn ở đây lại càng làm cho cảnh quan ngoạn mục hơn. Hàng năm, núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng. Từ ngày 1 tháng 7 người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yoshida. Ngày 31 tháng 8 mọi hoạt động chính thức kết thúc, nhưng trước đó vào ngày 26, 27 lễ đốt la đóng cửa núi đã được tiến hành. Ðây là thời gian có khí hậu lí tưởng nhất ở núi Phú Sĩ. Trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5oc đến 6oc. MặC dù thời gian mở cửa không nhiều, song hàng năm cũng vẫn lôi cuốn khoảng 25 triệu người Nhật Bản và khách nước ngoài đến tham quan, du lịch ở đây.

Trước tiên các bạn cần hiểu Kimono có nghĩa là "đồ để mặc" hoặc Hòa phục, nghĩa là "y phục Nhật" là loại y phục truyền thống của Nhật Bản, biểu tượng văn hóa cho Nhật Bản.


Kimono-trang phục truyền thống của Nhật Bản

Đặc trưng của trang phục Kimono:

Kimono dành cho phụ nữ chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì rất vướng víu khi làm việc. Khi mặc kimono phải mặc juban trước, là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc kimono rất mất thời gian, và hầu như không thể tự mặc. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.

Kimono - trang phục truyền thống của Nhật Bản



Phụ nữ Nhật mặc Kimono đi dự lễ hội
Người Nhật đã sử dụng kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
Yukata là loại kimono mỏng mặc mùa hè, thường làm bằng vải mát như cotton. Khi đến onsen (suối nước nóng), người ta thường mặc yukata.

Chất liệu Kimono:

Theo truyền thống, áo Kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa,